Miền Nam Việt Nam là phần địa lý nằm cuối đất nước về Phía Nam, phía bắc giáp Miền Trung, phía Đông giáp Biển Đông, Phía Tây giáp Capuchia.
Địa hình tự nhiên tương đối bằng phẳng, có nhiều sông, rất thuận lợi để phát triển hạ tầng giao thông, sản xuất phát triển kinh tế, xã hội. Nên khu vực Miền Nam được đánh giá là khu vực phát triển kinh tế năng động nhất cả nước.
Trên bản đồ Việt Nam phóng to thì khu vực Miền Nam đặc biệt là khu vực Đông Nam Bộ được xem là trung tâm phát triển kinh tế, công nghiệp hàng đầu cả nước tập trung ở một số tỉnh như: Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Long An, Bà Rịa Vũng Tàu.
Related posts:
Trên bản đồ Miền Nam có 2 vùng: Đông Nam Bộ và Đồng Bằng Sông Cửu Long
Vùng Đông Nam Bộ (có 5 tỉnh và 1 thành phố): Bình Phước, Đồng Nai, Tây Ninh, Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu và Thành phố Hồ Chí Minh.
Vùng Đồng bằng sông Cửu Long ( có 12 tỉnh và 1 thành phố ):Bến Tre, Long An, Trà Vinh, Đồng Tháp, Tiền Giang, An Giang, Cà Mau, Vĩnh Long, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Thành phố Cần Thơ, Kiên Giang.
Nam Bộ bao gồm 17 tỉnh từ Bình Phước trở xuống phía nam và hai thành phố: Thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Cần Thơ. Khu vực này chia làm 2 vùng chính:
Bản đồ Đồng Bằng Sông Cửu Long
Vùng Đông Nam Bộ là một trong những vùng phát triển kinh tế chiến lược của cả nước, chủ yếu phát triển mạnh về phát triển công nghiệp và dịch vụ nổi bật các tỉnh Tp.hcm, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa Vũng Tàu. Mang lại nguồn thu thuế dồi dào, tạo tiềm lực để phát triển đất nước ngày một giàu mạnh hơn.
Đồng Bằng Sông Cửu Long là vựa lúa lớn nhất cả nước, có thế mạnh phát triển nông nghiệp trồng lúa nước, cây ăn trái,…đưa Việt Nam lên nước đứng thứ 2 trên thế giới về xuất khẩu gạo.