Bản đồ hành chính tỉnh Phú Thọ khổ lớn
Nội Dung Bài Viết:
Phú Thọ là một tỉnh thuộc vùng Đông Bắc Bộ, Việt Nam.
Năm 2018, Phú Thọ là đơn vị hành chính Việt Nam đông thứ 21 về số dân, xếp thứ 35 về Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP), xếp thứ 46 về GRDP bình quân đầu người, đứng thứ 23 về tốc độ tăng trưởng GRDP.
Với 1.404.200 người dân, GRDP đạt 57.353 tỉ Đồng (tương ứng với 2,3480 tỉ USD).
Related posts:
Tỉnh Phú Thọ bao gồm gồm 1 thành phố trực thuộc, 1 thị xã và 11 huyện gồm 225 đơn vị cấp xã là 197 xã, 17 phường, 11 thị trấn
Danh sách đơn vị hành chính trên bản đồ Phú Thọ: Thành phố Việt Trì, thị xã Phú Thọ, huyện Cẩm Khê, huyện Đoan Hùng, huyện Hạ Hòa, huyện Lâm Thao, huyện Phù Ninh, huyện Tam Nông, huyện Tân Sơn, huyện Thanh Ba, huyện Thanh Sơn, huyện Thanh Thủy, huyện Yên Lập.
Bản đồ các huyện tỉnh Phú Thọ
Bản đồ huyện Tân Sơn
Bản đồ huyện Cẩm Khê
Bản đồ huyện Đoan Hùng
Bản đồ huyện Hạ Hòa
Bản đồ huyện Phù Ninh
Bản đồ huyện Thanh Ba
Bản đồ huyện Thanh Sơn
Bản đồ huyện Yên Lập
Vị trí địa lý và dân cư
Tỉnh có vị trí địa lý:
- Phía đông giáp tỉnh Vĩnh Phúc và thành phố Hà Nội.
- Phía tây bản đồ Phú Thọ giáp tỉnh Sơn La.
- Phía nam giáp tỉnh Hòa Bình.
- Phía bắc giáp tỉnh Tuyên Quang, tây bắc giáp tỉnh Yên Bái.
Đây là tỉnh nằm trong quy hoạch vùng thủ đô Hà Nội.
Trên bản đồ tỉnh Phú Thọ thì thành phố Việt Trì là trung tâm hành chính, kinh tế chính trị văn hoá giáo dục của tỉnh.
Cách trung tâm thủ đô Hà Nội 100 km và sân bay quốc tế Nội Bài 50 km về phía tây bắc.
Thành phố Việt Trì nằm đối diện với huyện Ba Vì, Hà Nội qua sông Hồng.
Theo điều tra dân số ngày 01 tháng 04 năm 2019, trên bản đồ Phú Thọ có 1.463.726 người, nam giới có 726.909 người, nữ giới có 736.817 người, với mật độ dân số 373 người/km².
Với số dân này Phú Thọ đứng thứ 21 (sau tỉnh Bình Định và trước tỉnh Bắc Ninh) trong 63 tỉnh, thành cả nước.
Tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2019, tỉnh Phú Thọ có 9 tôn giáo khác nhau đạt 175.114 người, nhiều nhất là Công giáo có 130.193 người, tiếp theo là Phật giáo có 44.790 người.
Còn lại các tôn giáo khác như đạo Tin Lành có 92 người, Hồi giáo có 31 người, đạo Cao Đài có ba người, Phật giáo Hòa Hảo có hai người, Tứ Ân Hiếu Nghĩa, Baha’i giáo và Bà La Môn mỗi tôn giáo chỉ có một người.
Kinh tế – Văn Hóa – Xã Hội
Phú Thọ là cửa ngõ, trung tâm kinh tế của liên tỉnh phía Bắc, nằm trong vùng đô thị Hà Nội, hành lang kinh tế Côn Minh – Hà Nội – Hải Phòng nên có nhiều lợi thế để phát triển kinh tế.
Trên bản đồ Phú Thọ có tổng thu ngân sách trên địa bàn tình năm 2018 ước đạt 6.025 tỷ đồng, xếp thứ 2 trong 14 tỉnh khu vực miền núi, trung du phía Bắc.
Phú Thọ có 07 khu công nghiệp và gần 30 Cụm công nghiệp với diện tích gần 4.000 ha: KCN Thụy Vân, TP Việt Trì: 323 ha; 2 KCN Trung Hà và Tam Nông huyện Tam Nông: 550 ha; KCN Phú Hà, TX Phú Thọ: 450 ha; KCN Phù Ninh, huyện Phù Ninh: 100 ha; KCN Cẩm Khê, huyện Cẩm Khê: 450 ha; KCN Hạ Hòa, huyện Hạ Hòa: 400 ha.
Các KCN đều được kết nối với nút lên xuống của đường cao tốc Hà Nôi- Lào Cai và đường Hồ Chí Minh.
Phú Thọ có nền văn hoá rực rỡ từ lâu đời. Những di chỉ khảo cổ văn hoá Sơn Vi, Đồng Đậu, Làng Cả và nhiều đình, chùa, lăng, tẩm còn lại quanh vùng núi Nghĩa Lĩnh cho thấy đất Phong Châu là một trung tâm văn hoá của dân tộc Việt.
Phú Thọ có di tích lịch sử quan trọng là đền quốc mẫu Âu Cơ, khu di tích đền Hùng.
Đây là vùng đất có nhiều lễ hội, đáng kể nhất là lễ hội Giỗ tổ Hùng Vương (mùng 10 tháng Ba âm lịch).
Các dân tộc ít người cũng có những đặc trưng văn hoá riêng của mình: người Mường có nhiều truyện thơ, ca dao, tục ngữ, hát xéc bùa, hát ví, hát đúm. Người Việt có hát xoan, hát ghẹo…