Bản đồ hành chính tỉnh Sóc Trăng khổ lớn
Nội Dung Bài Viết:
Sóc Trăng là một tỉnh ven biển thuộc đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam.
Tỉnh Sóc Trăng nằm ở cửa Nam sông Hậu, cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 231 km, cách Cần Thơ 62 km.
Trên bản đồ Sóc Trăng nằm ở hạ nguồn của sông Hậu, là nơi sông Hậu đổ vào biển Đông tại hai cửa Định An và Trần Đề, với dân số và diện tích đều đứng thứ 6 trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.
Related posts:
Tỉnh Sóc Trăng bao gồm 1 thành phố, 2 thị xã, 8 huyện, trong đó có 17 phường, 12 thị trấn và 80 xã.
Danh sách đơn vị hành chính: Thành phố Sóc Trăng, thị xã Ngã Năm, thị xã Vĩnh Châu, huyện Châu Thành, huyện Cù Lao Dung, huyện Kế Sách, huyện Long Phú, huyện Mỹ Tú, huyện Mỹ Xuyên, huyện Thạnh Trị, huyện Trần Đề.
Bản đồ các huyện tỉnh Sóc Trăng
Bản đồ huyện Châu Thành
Bản đồ huyện Kế Sách
Bản đồ huyện Mỹ Tứ
Bản đồ huyện Mỹ Xuyên
Bản đồ huyện Ngã Năm
Bản đồ huyện Thạnh Trị
Bản đồ huyện Vĩnh Châu
Vị trí địa lý và dân cư
Tỉnh Sóc Trăng nằm ở cửa Nam sông Hậu, cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 231 km, cách Cần Thơ 62 km, nằm trên tuyến Quốc lộ 1A nối liền các tỉnh Hậu Giang, Thành phố Cần Thơ, Bạc Liêu, Cà Mau.
Trên bản đồ tỉnh Sóc Trăng có vị trí tọa độ 9012’ – 9056’ vĩ Bắc và 105033’ – 106023’ kinh Đông.
Đường bờ biển dài 72 km và 3 cửa sông lớn là Định An, Trần Đề, Mỹ Thanh đổ ra Biển Đông.
Tỉnh Sóc Trăng có vị trí địa lý:
- Phía bắc và tây bắc giáp tỉnh Hậu Giang.
- Phía tây nam giáp tỉnh Bạc Liêu.
- Phía đông bắc giáp các tỉnh Trà Vinh và Vĩnh Long
- Phía đông bản đồ Sóc Trăng và đông nam giáp Biển Đông.
Tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2019, Tỉnh Sóc Trăng đạt 1.199.653 người, mật độ dân số đạt 394 người/km² Trong đó dân số sống tại thành thị đạt gần 388.550người, chiếm 32,4% dân số toàn tỉnh, dân số sống tại nông thôn đạt 811.103 người, chiếm 67,6% dân số.
Dân số nam đạt 597.922 người, trong khi đó nữ đạt 601.731 người.
Tỷ lệ tăng tự nhiên dân số phân theo địa phương giảm 0,75 ‰.
Sóc Trăng là địa bàn cư trú của các dân tộc Kinh, Hoa, Khmer cùng với người Chăm bản địa.
Tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2019, toàn tỉnh Sóc Trăng có 10 tôn giáo khác nhau đạt 698.461 người, nhiều nhất là Phật giáo có 662.990 người, tiếp theo là Công giáo đạt 23.607 người, đạo Cao Đài có 7.260 người
Đạo Tin Lành có 3.770 người, Tịnh độ cư sĩ Phật hội Việt Nam chiếm 468 người, Phật giáo Hòa Hảo đạt 255 người.
Còn lại các tôn giáo khác như Hồi giáo có 99 người, Minh Lý Đạo có tám người, Minh Sư Đạo và Bửu Sơn Kỳ Hương mỗi đạo chỉ có hai người.
Kinh tế – Văn Hóa – Xã Hội
Năm 2018, tình hình kinh tế – xã hội của tỉnh chuyển biến tích cực; tăng trưởng kinh tế đạt 7,2%; có 16/20 chỉ tiêu kinh tế – xã hội đạt và vượt chỉ tiêu nghị quyết và 3/20 chỉ tiêu đạt 99% chỉ tiêu nghị quyết năm.
Sóc Trăng có Sản xuất nông nghiệp tương đối ổn định, trong đó diện tích lúa đặc sản chiếm 50% tổng diện tích, tổng sản lượng lúa cả năm là 2,13 triệu tấn; chăn nuôi từng bước phát triển theo hướng tập trung, ứng dụng công nghệ cao, quy mô đàn giảm nhưng tập trung phát triển và chất lượng; sản lượng thủy, hải sản đều tăng so với cùng kỳ.
Giá trị sản xuất công nghiệp, giá trị xuất khẩu, trên bản đồ tỉnh Sóc Trăng tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội đều tăng so cùng kỳ.
Hoạt động thu hút đầu tư có nhiều khởi sắc, năm 2018 tỉnh đã tiếp xúc và làm việc với 141 lượt nhà đầu tư đến tìm hiểu, đăng ký thực hiện 141 dự án; thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh vượt dự toán.
Sóc Trăng với một nền văn hóa đặc sắc và khá riêng biệt mà có thể gọi là: “văn hoá xứ giồng”, thể hiện qua các mặt trong đời sống hằng ngày của người Sóc Trăng, từ ngôn ngữ, mối quan hệ xã hội, tên đất, tên làng đến tín ngưỡng tôn giáo, ẩm thực và lễ hội của người Kinh, Hoa, Khmer và số ít người Chăm.
Bản đồ tỉnh Sóc Trăng trên Google Map