Bản đồ hành chính tỉnh Vĩnh Long khổ lớn
Vĩnh Long là một tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam.
Vĩnh Long là đơn vị hành chính Việt Nam đông thứ 41 về số dân và xếp thứ 42 về Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP).
Tỉnh Vĩnh Long bao gồm 1 thành phố, 1 thị xã và 6 huyện với 107 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 6 thị trấn, 14 phường và 87 xã.
Related posts:
Danh sách đơn vị hành chính trên bản đồ Vĩnh Long: Thành phố Vĩnh Long, thị xã Bình Minh, huyện Bình Tân, huyện Long Hồ, huyện Mang Thít, huyện Tam Bình, huyện Trà Ôn, huyện Vũng Liêm.
Bản đồ thành phố Vĩnh Long
Bản đồ thị xã Bình Minh
Bản đồ huyện Bình Tân
Bản đồ huyện Long Hồ
Bản đồ huyện Mang Thít
Bản đồ huyện Tam Bình
Bản đồ huyện Trà Ôn
Bản đồ huyện Vũng Liêm
Vị trí địa lý và dân cư
Vĩnh Long nằm giữa hai nhánh sông chính của sông Cửu Long là sông Tiền và sông Hậu.
Tỉnh lỵ Vĩnh Long cách Thành phố Hồ Chí Minh 135 km về phía Nam theo Quốc lộ 1, cách Thành phố Cần Thơ 33 km về phía Bắc theo Quốc lộ 1.
Trên bản đồ Vĩnh Long có tọa độ từ 9°52’40’’ đến 10°19’48’’ độ vĩ bắc và 105041’18’’ đến 106017’03’’ độ kinh đông.
Nhìn bao quát, tỉnh Vĩnh Long như một hình thoi nằm ở vị trí trung tâm của đồng bằng châu thổ hạ lưu sông Cửu Long:
- Phía đông giáp tỉnh Bến Tre
- Phía đông bản đồ Vĩnh Long nam giáp tỉnh Trà Vinh
- Phía Tây giáp thành phố Cần Thơ
- Phía tây bắc giáp tỉnh Đồng Tháp
- Phía đông bắc giáp tỉnh Tiền Giang
- Phía tây nam bản đồ tỉnh Vĩnh Long giáp tỉnh Hậu Giang và Sóc Trăng.
Tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2019, trên bản đồ Vĩnh Long có dân số toàn tỉnh đạt 1.022.791 người (xếp thứ 10 trong tổng số 13 tỉnh thành Đồng bằng sông Cửu Long), mật độ dân số đạt 687 người/km².
Trong đó dân số sống tại thành thị đạt gần 169.862 người, chiếm 16,6% dân số toàn tỉnh, dân số sống tại nông thôn đạt 852.929 người, chiếm 83,4% dân số.
Tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2019, bản đồ hành chính tỉnh Vĩnh Long có 11 tôn giáo khác nhau chiếm 372.280 người, nhiều nhất là Phật giáo có 187.660 người, Phật giáo Hòa Hảo có 66.269 người, Công giáo có 66.220 người.
Đạo Cao Đài có 46.226 người, các tôn giáo khác như Tin Lành có 3.641 người, Tịnh độ cư sĩ Phật hội Việt Nam có 1.842 người.
Đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa có 327 người, Hồi giáo 56 người, Minh Sư Đạo có 22 người, Bửu Sơn Kỳ Hương có 16 người, còn lại là đạo Bà-la-môn chỉ có một người.
Do địa thế và lịch sử hình thành, từ ba dân tộc Kinh, Khmer, Hoa cùng sinh sống lâu đời ở đây đã hòa quyện và tạo nên một nền văn hóa đặc trưng cho vùng đất này.
Vĩnh Long có khá nhiều loại hình văn học dân gian như: nói thơ Vân Tiên, nói tuồng, nói vè, hát Huê Tình, cải lương…
Tỉnh Vĩnh Long cũng là nơi có nhiều di tích lịch sử văn hóa như: thành Long Hồ, Công Thần Miếu Vĩnh Long, đình Tân Giai, đình Tân Hoa, Văn Thánh Miếu Vĩnh Long, Khu tưởng niệm cố Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Hùng.