Chu Vi Hình Tròn là đường biên giới hạn của hình tròn, công thức tính chu vi hình tròn là được tính bằng cách lấy đường kính (D) nhân với pi (π) hoặc lấy 2 lần bán kính 2R nhân với Pi (π).
Công Thức Tính Chu Vi Hình Tròn
Nội Dung Bài Viết:
Công thức:
C = D x 3,14 hoặc C = 2 x R x 3.14
Related posts:
Trong đó:
- C là viết tắt chu vi.
- D là đường kính đường tròn.
- R là bán kính đường tròn.
- 3,14 là hằng số Pi (π).
Hoặc có thể viết gọn công thức:
C = D x π hoặc C = 2R x π
Hướng Dẫn Cách Tính Chu Vi Hình Tròn
Tính Chu Vi Hình Tròn Theo Bán Kính (R)
Sử dụng công thức: C = 2 x R x 3.14
Ví dụ thực tế: Nhà bạn có 1 giếng nước có mặt trên hình tròn, bán kính giếng nước là 0.6m, bạn cần phải dựng hàng lưới bao xung quanh để bảo vệ giếng nước, vậy cần bao nhiêu mét lưới để bao hết giếng nước.
Phân tích bài toán như sau:
- Bán kính giếng nước là R = 0.6m.
- Bao lưới xung quanh tức là chu vi hình tròn, tức là tìm C?
Ứng dụng công thức tính Chu vi hình tròn ta có:
C = 2 x 0.6 x 3.14 = 3.768m.
Vậy ta cần phải sử dụng 3,768m chiều dài để bao quanh hết giếng nước.
Tính Chu Vi Hình Tròn Theo Đường Kính (D)
Sử dụng công thức: C = D x 3,14
Ví dụ thực tế: Trên sa mạc tại Israel người ta trồng canh tác nông nghiệp theo mô hình vòng tròn khép kín, với đường kính vòng tròn là 200m, vậy hỏi nếu một người đi bộ bên ngoài mép vòng tròn để kiểm tra cây trồng thì phải đi hết quảng đường là bao xa?
Phân tích bài toán như sau:
- Đường kính vòng tròn là D = 200m.
- Hằng số π = 3,14
- Người đi bộ xung quanh hình tròn tức là tìm chu vi hình tròn C=?
Ứng dụng công thức tính Chu vi ta có:
C = D x 3,14 = 200 x 3.14 = 628m
Vậy một người đi hết 1 vòng tròn để kiểm tra cây trồng phải đi hết 628m.
Ứng dụng tính chu vi hình tròn
Công thức tính chu vi hình tròn được sử dụng rất rộng rãi trong đời sống và khoa học kỹ thuật, được sử dụng để xác định chiều dài của đường biên vật thể hình tròn.
Ví dụ thực tế: Một phi công muốn phá kỷ lục bay vòng quanh trái đất, biết bán kính trái đất là 6.374km, vậy hỏi phi công bay hết một vòng trái đất thì bay được bao nhiêu km.
Sử dụng công thức như sau: C = 2 x R x 3.14 = 2 x 6.374 x 3.14 = 40.030km.
Vậy phi công bay hết 1 vòng trái đất thì bay được 40.030km.
Bài Toán Tính Chu Vi Hình Tròn
Bài 1: Cho hình tròn có bán kính R= 8m, chu vi hình tròn bằng bao nhiêu?
Đáp án: C = 2R x π = 2 x 8 x 3.14 = 50,24m
Bài 2: Hình tròn có đường kính D = 9m, chu vi hình tròn bằng bao nhiêu?
Đáp án: C = D x π = 9 x 3.14 = 28,26m
Bài 3: Hình tròn có chu vi là 16.85m vậy bán kính đường tròn bằng bao nhiêu?
Đáp án:
Ta sử dụng công thức C = 2R x π tương đương R = C/2π = 16.85/(2×3.14) = 2.68m
vậy ta có bán kính hình tròn R = 2.68m.
Bộ Câu Hỏi Trắc Nghiệm Chu Vi Hình Tròn
Câu 1: Chu vi của hình tròn được tính bằng công thức nào?
- C = πr
- C = πr^2
- C = 2πr
- C = 2πr^2
Đáp án: C
Câu 2: Hình tròn có bán kính là 5 cm, chu vi của nó bằng bao nhiêu?
- 5 cm
- 10 cm
- 15 cm
- 25 cm
Đáp án: C
Câu 3: Hình tròn có chu vi là 12π cm, bán kính của nó là bao nhiêu?
- 2 cm
- 3 cm
- 4 cm
- 6 cm
Đáp án: B
Câu 4: Hình tròn có chu vi là 18 cm, diện tích của nó là bao nhiêu?
- 9π cm^2
- 18π cm^2
- 36π cm^2
- 81π cm^2
Đáp án: B
Câu 5: Hình tròn có chu vi là 16π cm, diện tích của nó là bao nhiêu?
- 4π cm^2
- 16π cm^2
- 64π cm^2
- 256π cm^2
Đáp án: C
Câu 6: Hình tròn có diện tích là 25π cm^2, chu vi của nó là bao nhiêu?
- 5 cm
- 10 cm
- 15 cm
- 25 cm
Đáp án: D
Câu 7: Bán kính của hình tròn là 8 cm, chu vi của nó là bao nhiêu?
- 8 cm
- 16 cm
- 24 cm
- 32 cm
Đáp án: C
Câu 8: Diện tích của hình tròn là 64π cm^2, chu vi của nó là bao nhiêu?
- 8π cm
- 16π cm
- 32π cm
- 64π cm
Đáp án: B
Câu 9: Hình tròn có chu vi là 30 cm, diện tích của nó là bao nhiêu?
- 45π cm^2
- 100π cm^2
- 225π cm^2
- 450π cm^2
Đáp án: A
Câu 10: Bán kính của hình tròn là 6 cm, diện tích của nó là bao nhiêu?
- 6π cm^2
- 12π cm^2
- 18π cm^2
- 36π cm^2
Đáp án: B
Hy vọng công thức tính Chu vi hình tròn Galaxyland chia sẻ, sẽ giúp ích cho mọi người, đặc biệt là các em học sinh để giải quyết các bài toán từ khó đến dễ và ứng dụng trong đời sống hàng ngày.