Theo giới chuyên gia nhận định rằng, thị trường BĐS sẽ bắt đầu phục hồi từ Quý III/2023 vì nhu cầu sở hữu bất động sản vẫn rất lớn. Đây xem như là tín hiệu tích cực để tháo gỡ khó khăn và khơi thông dòng chảy cho thị trường bất động sản.
Nhiều người tin rằng năm 2023 thị trường vẫn chưa trở lại, khi các yếu tố lạm phát, lãi suất, tỷ giá vẫn còn nhiều biến động. Các doanh nghiệp bất động sản đang thiếu vốn.
Bên cạnh một số khó khăn như hiện nay thì vẫn có một vài điểm sáng như: Giá vật liệu xây dựng giảm kể từ quý II/2022.
Mới đây trong một Talshow, TS. Cấn Văn Lực cho biết thời điểm quý II, III/2022 chuyên gia dự báo thị trường sẽ phục hồi vào khoảng cuối năm.
Tuy nhiên từ T10 vừa qua xuất hiện nhiều vụ vi phạm nghiêm trọng khiến cho tâm lý và niềm tin nhà đầu tư ảnh hưởng. Đó là một trong những yếu tố nằm ngoài dự tính của các chuyên gia.
Theo như tình hình hiện nay, TS Cấn Văn Lực đánh giá khả năng cao thị trường bất động sản sẽ phục hồi trong quý III, IV năm 2023.
Theo chuyên gia, trong những quý đầu của năm 2023, ngân hàng trung ương của các quốc gia sẽ vẫn tiếp tục tăng lãi suất.
Dự đoán tình trạng này sẽ kéo dài ít nhất đến hết quý I, do đó áp lực của lãi suất, tỷ giá lên thị trường bất động sản nói riêng và kinh tế nói chung sẽ còn kéo dài đến hết khoảng thời gian này.
Bên cạnh đó, còn có độ trễ nhất định giữa các khu vực trên thế giới.
Khu vực châu Á, châu Âu có thể còn tăng lãi suất đến hết quý II/2023. “Chúng ta hy vọng Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sẽ điều hành cân bằng bài toán tỷ giá và lãi suất. Để ổn định được mặt bằng lãi suất cũng đã là một thành công”, TS. Cấn Văn Lực cho hay.
Chia sẻ mới đây, TS. Nguyễn Văn Đính, Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam cũng cho rằng, thị trường bất động sản trong năm 2023 vẫn có những điểm sáng tích cực, sẽ hồi phục và không rơi vào khủng hoảng.
Đến giữa năm 2023, tức là kết thúc quý II, thị trường sẽ ổn định và trở về quỹ đạo vốn có của nó.
Tôi đồng tình rằng thị trường bất động sản hiện nay rất khó khăn, cộng đồng doanh nghiệp địa ốc đang vật lộn với nhiều thách thức và phải tìm mọi cách để tồn tại.
Cũng có thể nói, giai đoạn này khá giống với giai đoạn khủng hoảng năm 2012. Tuy nhiên, không có nghĩa là thị trường bất động sản hiện nay đang khủng hoảng.
Năm 2012, nguồn hàng bị dư thừa trầm trọng nên được gọi là khủng hoảng thừa, còn hiện tại thị trường không hề thừa nguồn hàng mà thậm chí là thiếu nguồn hàng, khan hiếm nguồn hàng.
Vì vậy, giai đoạn này chỉ được xem là giai đoạn suy giảm của thị trường bất động sản, chỉ cần một thời gian ngắn sau là thị trường có thể vực dậy”, ông Đính nhìn nhận.
Theo Cafebiz