Bản đồ hành chính tỉnh Lai Châu khổ lớn
Nội Dung Bài Viết:
Tỉnh Lai Châu là một tỉnh thuộc vùng Tây Bắc Bộ, Việt Nam .
Năm 2018, Trên bản đồ Lai Châu là đơn vị hành chính Việt Nam đông thứ 62 về số dân, xếp thứ 61 về Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP), xếp thứ 58 về GRDP bình quân đầu người.
Đứng thứ 46 về tốc độ tăng trưởng GRDP, với 456.300 người dân, GRDP đạt 14.998 tỉ Đồng (tương ứng với 0,6540 tỉ USD), GRDP bình quân đầu người đạt 33 triệu đồng (tương ứng với 1.433 USD), tốc độ tăng trưởng GRDP đạt 7,23%.
Related posts:
Tỉnh Lai Châu là một tỉnh biên giới, phía bắc giáp nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, phía tây và phía tây nam giáp tỉnh Điện Biên, phía đông giáp tỉnh Lào Cai, phía đông nam giáp tỉnh Yên Bái, và phía nam giáp tỉnh Sơn La.
Đây là tỉnh có diện tích lớn thứ 10/63 tỉnh thành Việt Nam .
Đơn vị hành chính tỉnh Lai Châu được chia thành: 1 thành phố và 7 huyện với 108 đơn vị cấp xã gồm 5 phường, 7 thị trấn và 96 xã.
Danh sách đơn vị hành chính trên bản đồ Lai Châu: Thành phố Lai Châu, huyện Mường Tè, huyện Nậm Nhùn, huyện Phong Thổ, huyện Sìn Hồ, huyện Tam Đường, huyện Tân Uyên, huyện Than Uyên.
Bản đồ các huyện tỉnh Lai Châu
Bản đồ huyện Than Uyên
Bản đồ huyện Mường Tè
Bản đồ huyện Phong Thổ
Bản đồ huyện Sìn Hồ
Bản đồ huyện Tân Uyên
Vị trí địa lý và dân cư
Tỉnh Lai Châu nằm ở phía tây bắc của Việt Nam, Lai Châu cách thủ đô Hà Nội 450 km về phía tây bắc, có toạ độ địa lý từ 21°51′ đến 22°49′ vĩ độ Bắc và 102°19′ đến 103°59′ kinh độ Đông.
Phía bắc Lai Châu giáp tỉnh Vân Nam, Trung Quốc
Phía đông tỉnh Lai Châu giáp các tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Sơn La
Phía tây và phía nam giáp tỉnh Điện Biên.
Tỉnh Lai Châu được tạo bởi những dãy núi chạy dài theo hướng tây bắc – Đông Nam, có nhiều đỉnh núi cao như đỉnh Pu Sa Leng cao 3.096 m, đỉnh Bạch Mộc Lương Tử cao 3.046 m.
Núi đồi cao và dốc, xen kẽ nhiều thung lũng sâu và hẹp, có nhiều cao nguyên, sông suối.
Sông có nhiều thác ghềnh, dòng chảy lưu lượng lớn nên tiềm năng thuỷ điện rất lớn.
Lai Châu có đặc điểm địa hình là vùng lãnh thổ nhiều dãy núi và cao nguyên.
Phía đông khu vực này là dãy núi Hoàng Liên Sơn, phía tây là dãy núi Sông Mã (độ cao 1.800 m).
Lai châu có giữa hai dãy núi đồ sộ trên là phần đất thuộc vùng núi thấp tương đối rộng lớn và lưu vực sông Đà với nhiều cao nguyên đá vôi (dài 400 km, rộng từ 1 – 25 km, cao 600 – 1.000 m).
Trên bản đồ tỉnh Lai Châu có 60% diện tích có độ cao trên 1.000 m, trên 90% diện tích có độ dốc trên 25°, bị chia cắt mạnh bởi các dãy núi chạy dài theo hướng tây bắc – Đông Nam, xen kẽ là các thung lũng có địa hình tương đối bằng phẳng như: Mường So, Tam Đường, Bình Lư, Than Uyên…
Có đỉnh núi Phan Xi Păng cao 3.143 m, Pu Sam Cáp cao 1.700 m… Núi đồi cao và dốc, xen kẽ nhiều thung lũng sâu và hẹp, có nhiều sông suối, nhiều thác ghềnh, dòng chảy lưu lượng lớn nên có nhiều tiềm năng về thuỷ điện.
Tính đến ngày 1/4/2019, trên bản đồ Lai Châu có dân số là 460.196 người, xếp thứ 62/63 tỉnh, thành phố cả nước, chỉ trên tỉnh Bắc Kạn, 17,8% dân số sống ở đô thị và 82,2% dân số sống ở nông thôn; dân tộc Kinh có 73.233 người, chiếm 15,9% dân số, còn lại các dân tộc khác có 386.963 người, chiếm 84% dân số toàn tỉnh.
Đây cũng là tỉnh ít dân nhất vùng Tây Bắc Bộ với gần 500.000 dân.
Tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2019, Lai Châu có 5 tôn giáo khác nhau đạt 60.922 người, nhiều nhất là đạo Tin Lành có 57.226 người, tiếp theo là Công giáo đạt 3.577 người, Phật giáo có 110 người.
Còn lại các tôn giáo khác như Hồi giáo có 7 người và Phật giáo Hòa Hảo có 2 người.
Một số hình ảnh du lịch Sìn Hồ nổi tiếng tại Lai Châu: